Xem phần 1 tại đây

Khi kết mạng sản phẩm cao su, nên thực hiện giảm áp chậm tới cuối chu kỳ kết mạng để tránh sản phẩm có lỗ xốp hoặc độ bền kéo thấp. Ngoài ra, xem xét kết mạng ở nhiệt độ thấp hơn trong thời gian dài hơn để tránh lưu huỳnh kết mạng cục bộ, đạt được mật độ kết mạng đều hơn, độ bền kéo cuối cùng cao hơn.

Đối với vật liệu đàn hồi polyurethane, các loại polyester hoặc polyether có độ bền kéo cuối cùng cao. Nếu không tiếp xúc với môi trường thủy phân thì nên chọn polyurethane loại polyester, chúng có độ bền kéo cao hơn. Ngoài ra, độ bền kéo cuối cùng của vật liệu đàn hồi polyurethane đổ khuôn có thể được tăng thêm bằng cách điều chỉnh lượng chất kết mạng. Lượng chất kết mạng (như  methylene-bis-orthochloroaniline, MBCA) được dùng thấp hơn lượng chất kết mạng lý thuyết cần để phản ứng hết với các nhóm isocyanate trên prepolymer, như 95%, có thể cải thiện độ bền kéo cuối của vật liệu đàn hồi polyurethane.

Đối với cao su silicone, độ bền kéo nhìn chung thấp, chúng được dùng chủ yếu trong các ứng dụng nhiệt độ cao. Để tăng độ bền kéo của cao su silicone cần xem xét dùng hỗn hợp silicone-EPDM để thay thế silicone truyền thống.

Ngoài ra, dùng chất độn gia cường có kích thước nhỏ và tăng mức độ phân tán của chất độn thông qua các kỹ thuật cán luyện sẽ làm tăng độ bền kéo của cao su.

Tham khảo từ tài liệu How to Improve Rubber Compounds: 1500 Experimental Ideas for Problem Solving, John S. Dick, Hanser Publications, 2004, trang 27 – 29

(vtp-vlab-caosuviet)




Share |





@Copyright

Công ty TNHH Cao Su Việt
giữ bản quyền hình ảnh sản phẩm trong trang web này. Vui lòng không sao chép.