Mặc dù sản xuất thương mại chỉ bắt đầu từ năm 1963, cao su EPM/EPDM hiện là vật liệu đàn hồi phát triển rất nhanh (khoảng 6% một năm) ở Mỹ, Châu Âu và Nhật. Điều này là do sự ổn định và tính kháng tốt của loại cao su này với các tác động của môi trường.

Có hai loại cao su ethylene-propylene, EPM và EPDM. Tên gọi EPM áp dụng cho copolymer đơn giản chỉ gồm ethylene và propylene ("E" cho ethylene, "P" cho propylene và "M" cho mạch chính polymethylene (-(CH2)x-). Trong trường hợp của EPDM, "D" đại diện cho monomer thứ ba, một diene, tạo sự không bão hòa cho phân tử.

Cao su EPM

Đối với cao su EPM, do bản chất bão hòa nên không thể sử dụng các chất kết mạng lưu huỳnh thông thường để lưu hóa. Thay vào đó, chất kết mạng peroxide cùng với các chất kết hợp được sử dụng. Vì hệ chất kết mạng này rất đắt tiền, có mùi khó chịu nên loại cao su EPDM đã được phát triển và hiện tại được sử dụng rộng rãi.

Cấu trúc của EPDM tương tự EPM nhưng có thêm các liên kết đôi không bão hòa. Các liên kết đôi này được thêm vào bằng quá trình copolymer hóa ethylene và propylene với comonomer thứ ba, là một diene không liên hợp. Chỉ một liên kết đôi của diene này sẽ tham gia vào quá trình polymer hóa và liên kết đôi còn lại không phản ứng, hoạt động như vị trí để kết mạng lưu huỳnh. Sau đó, các liên kết đôi này được thêm vào nhánh bên của mạch chính để terpolymer duy trì tính kháng lão hóa rất tốt mà copolymer có được. Comonomer thứ ba thông dụng nhất là ethylidene norbornene vì sự kết hợp dễ dàng của nó và khả năng phản ứng cao với sự lưu hóa bằng lưu huỳnh.

Ethylidene norbornene

Tham khảo từ tài liệu Rubber Technology – Third Edition, Maurice Morton, Springer, 1999, trang 260 – 263

(vtp-vlab-caosuviet) 




Share |





@Copyright

Công ty TNHH Cao Su Việt
giữ bản quyền hình ảnh sản phẩm trong trang web này. Vui lòng không sao chép.